Thứ Năm, 19 tháng 1, 2017

ÁP LỰC CÔNG VIỆC

HAPPY NEW YEAR !

Có thể nói kế hoạch năm 2017 của đơn vị khá nặng nề, tuy nhiên tất cả các Đ/C đã hoạt động hết công suất thậm chí không có thời gian chở vợ (chồng) con đi sắm Tết, LĐ TT ghi nhận nhưng cũng có vài Đ/C chưa cảm nhận được sức ép của công việc còn phát sinh nhiều vấn đề nhưng chưa nói lên được tâm tư của mình, mong rằng các Đ/C trãi lòng để tháo gỡ khó khăn vì mục tiêu chúng ta làm để kiếm thu nhập, nếu giữ vững được BSC như năm 2016 chúng ta cơ bản đáp ứng được cuộc sống hiện tại.

Chúc các Đ/C phát huy thành quả đạt được, cũng như cố gắng khắc phục khó khăn để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao

Chào thân ái !

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

LUÔN LUÔN LẮNG NGHE, CHÂN THÀNH, CẦU THỊ

Thân gửi: Toàn thể Anh Chi Em thân mến !

Thấm thoát đã được 49 ngày Tôi nhận nhiệm vụ mới có nhiều vấn đề cần phải rút kinh nghiệm và thực sự có rất nhiều chuyện ACE muốn góp ý cho tôi nhưng qua các kênh truyền thông email, facebook đều để lộ danh tính có thể ACE ngại, nhân đây tôi mở lại trang blog cá nhân được xây dựng từ năm 2010 để ACE góp ý vô tư mà không sợ để lộ danh tính. Tôi rất mong nhận được nhiều lời góp ý chân thành, đề xuất  trên mọi phương diện để tôi có được nhiều thông tin phục vụ, hổ trợ ACE nhiều hơn nữa.

Học thầy không tày học bạn, Tôi tâm niệm mỗi lời góp ý là một bài học cho mình. Chân thành cảm ơn !


Trương Hoàng Quy.

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

5 đối thủ đáng gờm nhất trong công việc
Nghiên cứu kỹ nhé
   Cạnh tranh trong công sở có thể cực kỳ khắc nghiệt khi ai cũng muốn thể hiện mình. Nếu không khéo léo, bạn có thể sẽ chết đuối trong cuộc chạy đua này. Làm cách nào để nhận diện các đối thủ trong công việc, tìm cách hòa hợp và tạo nên bứt phá?
Nhận diện
1.      Vua tốc độĐây là mẫu nhân viên luôn muốn giành chiến thắng trên đường đua bằng tốc độ. Khi trưởng phòng yêu cầu nộp ý tưởng cho dự án mới, anh ấy sẽ là người đầu tiên trong nhóm đưa ra các đề xuất.
Nhanh chưa hẳn đã tốt - chú trọng đến tốc độ nghĩa là họ không dành đủ thời gian và sự chú tâm cho công việc. Cách duy nhất để bạn chiến thắng trên đường đua này là luôn dành thêm thời gian để ra soát lại kỹ lưỡng các báo cáo, bài trình bày, từ đó bạn có thể dùng chất lượng để ghi điểm trong cuộc cạnh tranh này.
2.      Ẩn sĩĐây là dạng đồng nghiệp thích tự lực tác chiến, khá kín tiếng và không thích chia sẻ. Thông thường đây là những người có năng lực chuyên môn cao nên thích làm việc độc lập và không thích phối hợp với người khác.
Nếu phải làm việc cùng “ẩn sĩ”, hãy nhớ cho anh ấy không gian riêng để tự hoạch định công việc nhưng vẫn đảm bảo bạn được cập nhật tiến độ của công việc. Thay vì nói chuyện trực tiếp, hãy dùng email để thường xuyên hỏi thăm tiến độ và bàn thảo về dự án.
3.      Siêu sao“Không có thách thức nào là không thể vượt qua” – đây là phương châm của đồng nghiệp dạng này.  Người này luôn chào đón những công việc khó khăn nhất và muốn từ những thử thách đó ghi điểm tuyệt đối với những thành công không thể bàn cãi của mình.
Khi làm việc với siêu sao, bạn hãy để người này cầm cương dẫn đầu. Bạn có thể đề nghị anh ta làm người đại diện nhóm, nhưng cũng cần phải giữ vai trò tương đối của mình trong việc khuyến khích và động viên các đồng nghiệp khác.
4.      Lực sĩĐồng nghiệp dạng này luôn thêm “giá trị gia tăng” cho bất cứ dự án nào mà anh ta phụ trách. Với cách làm việc như thế, anh ta khônng chỉ có thể làm đẹp lòng sếp mà còn tự nâng cao kỹ năng và kiến thức cho bản thân.
Tuy nhiên, bạn đừng vội theo chân đồng nghiệp này để ôm đồm thêm công việc. Mỗi người sẽ có phong cách làm việc khác nhau và có thể bạn sẽ không thoải mái với gánh nặng mới về công việc. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng làm việc của bạn.
5.      Kẻ giành côngĐồng nghiệp này sẽ làm bất cứ việc gì để tiến liên – thậm chí là mạo nhận hay giành công của người khác. Để làm nổi bật hình ảnh của mình, họ sẽ hay có những hành động phi thể thao như gièm pha hoặc nói xấu người khác.
Hãy cẩn thận khi làm việc với những đồng nghiệp dạng này và tốt nhất là hãy giữ khoảng cách với họ.
Tồn tại và bứt phá
Những lời khuyên sau có thể giúp bạn hòa hợp tốt với đồng nghiệp nhưng vẫn tạo được bứt phá cho riêng mình:
1.      Tập trung vào công việc thay vì quá chú tâm đối phó với những “động tĩnh” của đồng nghiệp. Cố gắng làm mình nổi bật theo hướng tích cực để đảm bảo rằng sếp nhận thấy đóng góp và vai trò của bạn trong nhóm, nhưng đồng thời vẫn hòa hợp với các đồng nghiệp. Hãy nhớ rằng các cuộc tranh đua không lành mạnh trong công sở chỉ đem đến cho bạn nhiều kẻ thù mà thôi.
2.      Nếu có đồng nghiệp “khai chiến” với bạn và đi quá xa như không cung cấp thông tin cần thiết cho dự án của bạn, đừng quá nhún nhường. Bạn có thể trao đổi mềm mỏng trực tiếp với người đó để tìm cách khắc phục. Nếu không hiệu quả, hãy báo cáo cho cấp trên của mình.
3.      Đừng tham chiến ở tất cả các chiến trường – hãy chọn lựa các trận đánh. Nếu đồng nghiệp của bạn được khen thưởng vì đã hoàn thành được một dự án nhỏ - hãy chúc mừng họ thay vì tính toán chi li, so kè thành tích. Đừng quá tập trung vào việc tranh đua mà quên mất tính quan trọng của sự phối hợp, làm việc đội nhóm.
4.      Linh hoạt: học cách thích nghi để có phương án tiếp cận và trò chuyện hiệu quả với các đồng nghiệp khó ưa. Bạn không nhất thiết phải thay đổi chính mình  - chỉ cần nhớ rằng bạn có nhiều hướng tiếp cận khác nhau để đạt được mục tiêu của mình.

8 lời khuyên trước khi lựa chọn công việc


8. Đó là công việc bạn luôn mong muốn

Bạn đang làm công việc mà bạn vẫn hằng mong muốn? Đây là công việc mà bạn có thể “nhìn” thấy bản thân mình trong tương lai và không có vấn đề gì với nó. Nếu bạn không hiểu bản thân bạn đang làm công việc gì thì công việc đó không dành cho bạn đâu.



7. Tìm thấy sự thú vị

Bạn có thấy công việc của bạn hấp dẫn và thú vị không? Ngay cả khi người khác cho rằng công việc đó thật nhàm chán thì bạn vẫn cứ yêu thích nó. Đó chính là công việc của bạn, công việc đó sẽ giúp bạn luôn cảm thấy vui vẻ và tâm huyết với nó hơn.



6. Cảm thấy thoải mái

Mặc dù công việc nhiều thách thức, cơ hội và đầy áp lực nhưng bạn vẫn thích điều đó bởi thực tế với bạn nó vẫn khá thoải mái? Với người khác không dễ chịu gì nhưng với bạn thì ngược lại, bạn biết rõ ràng cái mà mình đang làm. Công việc đó thích hợp với bạn đấy.



5. Bạn không thấy buồn chán

Bạn chưa bao giờ thấy công việc ấy buồn chán và không phải cố gắng kết thúc công việc ấy chỉ vì chán nản? Bạn thích tốc độ đều đều của nơi làm việc, bạn tìm thấy nhiều hứng thú suốt cả ngày? Công việc đó dành cho bạn.



4. Thấy thời gian trôi nhanh chóng

Đã bao giờ bạn thấy thời gian trôi nhanh thật là nhanh khi bạn luôn vui vẻ chưa? Hẳn nhiên là rồi phải không. Khi bạn bận rộn làm việc, thời gian cũng trôi nhanh như vậy đấy. Bạn nhìn đồng hồ và ngạc nhiên đã đến giờ phải về nhà rồi sao. Đó chính bởi sự say mê làm việc mà quên thời gian. Vậy tại sao bạn lại không tiếp tục sự nghiệp đam mê của mình chứ.



3. Bạn hài lòng với tiền lương của mình

Tất nhiên tiền lương là vấn đề gắn liền với bất kỳ công việc nào. Nhưng nếu bạn không hài lòng với tiền lương của mình thì có thể bạn không thích công việc đó. Bởi nếu bạn yêu thích công việc đó thì dù lương có thấp một chút cũng không sao, bạn vẫn thấy công việc đó có giá trị với bạn.



2. Bạn say mê cả làm việc ngoài giờ

Công việc nhiều khi không thể giải quyết hết trong giờ làm việc nhưng bạn vẫn vui vẻ “ôm” nó về nhà. Tất nhiên không để nó quá xáo trộn đến cuộc sống của bạn và mặc dù bạn không thích phải cật lực làm ngày làm đêm hay cả trong thời gian nghỉ ngơi cuối tuần nhưng bạn biết “tận hưởng” thời giờ để làm việc. Vậy thì hãy tiếp tục công việc yêu thích của mình đi nhé.



1. Đó là một môi trường thân thiện

Thật khó để tìm được một nơi làm việc có sự thân thiện như ý muốn. Nhưng nếu nơi bạn đang làm việc có môi trường như thế, mọi người học hỏi và thân thiện với nhau, công việc cũng suôn sẻ hơn rất nhiều. Vậy thì đừng từ bỏ công việc đó nhé. Một nơi làm việc tốt là một nơi bạn cảm nhận như đang được làm việc và công hiến trong một gia đình vậy.



Nếu những điều bạn nghĩ về công việc trái ngược với những điều trên và bản thân cũng nhận ra mình không thích việc đó. Bạn nên “săn tìm” một công việc khác theo đam mê của mình nhé. Công việc nên là điều mà bạn có thể hiểu và nhìn thấy tương lai của mình.
Câu chuyện Rùa và Thỏ
         Ngày xửa ngày xưa, có một con rùa và một con thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua.
       Lần thi đầu tiên: Thỏ xuất phát nhanh như tên bắn và chạy thục mạng một hồi, và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa bạn rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏ và sớm kết thúc đường đua, giành chiến thắng. Thỏ giật mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua.
        Sau lần thua này, Thỏ vô cùng buồn rầu và thất vọng vì để thua và nó cố suy nghĩ. Nó nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng, thì rùa không thể nào có thể hạ được nó. Bởi nó biết chắc khả năng chạy của nó hơn Rùa rất rất nhiều. Vì thế, nó quyết định thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý.
       Lần thi thứ 2: Thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích. Và đương nhiên kết quả là Thỏ bỏ xa Rùa đến mấy dặm đường. Thỏ giành chiến thắng.
       Bị thua, Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận ra rằng: nó không có cách nào thắng được thỏ trên đường đua vừa rồi vì rõ ràng nó không thể chạy nhanh bằng thỏ. Thế nhưng, nó có thế mạnh riêng của nó. Suy nghĩ thêm một lát và rồi Rùa quyết định thách thỏ một cuộc đua khác, nhưng có một chút thay đổi về đường đua.

        Thỏ đồng ý. Họ bắt đầu cuộc đua.

      Lần thi thứ 3: Như đã tự hứa với lòng mình là phải luôn nhanh, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến khi gặp một con sông cắt ngang đường đua. Muốn về đích buộc phải bơi qua sông mà Thỏ thì không biết bơi. Vạch đích đến lại còn đến 2 km nữa ở bên kia sông!
      Thỏ đành ngồi xuống và tự hỏi không biết làm sao đây. Trong lúc đó, rùa dù chạy sau khá xa nhưng cũng đã đến nơi, nhanh chóng lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua. Rùa chiến thắng!
       Đến đây, thỏ và rùa sau những cuộc đua đã hiểu nhau hơn, thay vì nhìn nhau như đối thủ, họ trở thành đôi bạn thân thiết và họ cùng nhau suy ngẫm. Cả hai nhận ra rằng thành tích trên đường đua còn có thể được cải thiện nhiều hơn thế. Vì thế, chúng quyết định tổ chức một cuộc đua cuối cùng, nhưng chúng sẽ cùng chạy chung một đội chứ không đua nữa.
       Lần thi thứ 4: Thỏ cõng rùa chạy đến bên bờ sông, rùa lội xuống sông và cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa chạy nốt quãng đường còn lại và đưa cả hai cùng về đích. Thời gian về đích được rút ngắn đáng kể so với tất cả các lần đua trước và công sức mà cả hai bỏ ra cũng giảm hơn.

Vận dụng vào kinh doanh
           Trong lần thi đầu tiên, rùa giành chiến thắng. Bài học được rút ra ở đây là: Chậm nhưng ổn định đã chiến thắng cái nhanh mà bất ổn. 
          Trong lần thi thứ 2, bài học được rút ra là: “nhanh và vững chắc sẽ chiến thắng cái chậm và ổn định”. Nếu có 2 người trong công ty: một người chậm, nguyên tắc và đáng tin cậy; một người khác nhanh và vẫn đáng tin cậy ở những việc anh ta làm. Người nhanh và đáng tin cậy chắc chắn sẽ được thăng chức nhanh hơn. Chậm và chắc là điều tốt, nhưng nhanh và tin cậy là điều tốt hơn.
         Trong lần thi thứ 3, bài học rút ra là phải biết chọn sân chơi phù hợp với ưu thế của mình.
         Trong lần đua cuối cùng, bài học rút ra là “Hãy làm việc theo nhóm!”. Mỗi người dù có thông minh đến đâu nhưng cũng không bao giờ có thể thực hiện tất cả công việc được hoàn hảo bởi vì luôn luôn có những trường hợp bạn không thể làm tốt hơn người khác. Kết hợp để phát huy ưu điểm riêng của từng người là cách làm để nâng cao thành tích. Tuy nhiên, vấn đề là phải chọn được người trưởng nhóm có khả năng quy tụ và kết hợp được mọi người trong nhóm thành một khối.
         Bài học rút ra sau tất cả các lần đua là: Không đầu hàng hay nản chí sau thất bại và thành công sẽ đến. Thỏ quyết tâm làm việc hăng hơn và cố gắng nhiều hơn sau khi phải thất bại cay đắng. Rùa phải thay đổi chiến lược vì nó đã cố gắng làm việc hết sức. Và kết quả đã không phụ lòng những người không bỏ cuộc.
         Khi phải đối mặt với thất bại, đó cũng là thời điểm thích hợp để cố gắng hơn và nỗ lực nhiều hơn nữa, nhưng đôi khi cũng cần phải thay đổi chiến lược và thử tìm kiếm giải pháp khác. Và đôi khi phải làm cả hai.

Thương trường như chiến trường

  Kinh tế thị trường luôn cạnh tranh khốc liệt.Dưới góc nhìn của một nhà binh, 7 bài học trong chiến trường có lẽ ít nhiều giúp ích nhiều cho doanh nghiệp trong thương trường hôm nay.

1. Xác định mục tiêu

          Ngày nay nhiều nhà quân sự Mỹ đã nhìn nhận lại rằng thất bại của Mỹ trong cuộc chiến ở Việt Nam là một bài học đau đớn với người Mỹ bởi vì đó không phải là một cuộc chiến vì không có một mục tiêu cụ thể nào tồn tại và những nguyên tắc của chiến tranh đều bị bỏ qua. Những người lính Mỹ khi đó không hiểu họ chiến đấu vì mục đích gì và vì thế cuộc chiến đã thất bại như một điều tất yếu. Trái ngược hẳn, những nhà lãnh đạo quân đội Mỹ trong cuộc chiến tại Irắc gần đây có các mục tiêu rõ ràng: Để giải giáp vũ khí quân đội Irắc, lật đổ chính quyền của Saddam Hussein và đem lại nền dân chủ cho người dân Irắc và họ đã thành công.Trong thương trường cũng vậy, nếu không có những mục tiêu cụ thể, rõ ràng để hướng tới, không một doanh nghiệp nào có thể thành công. Và một trong những nhiệm vụ ban đầu của bất cứ kế hoạch kinh doanh nào đó là xác định các mục tiêu chính xác, khách quan và đặc biệt là có tính khả thi.

2. Chủ động tấn công
        Một đội quân không thể mong đợi giành phần thắng trong chiến tranh bằng việc chỉ ở thế phòng ngự. Thành công chỉ đến với những ai chủ động tấn công, nắm được những điểm yếu của phía đối phương để buộc họ phải đầu hàng hay chấm dứt sự kháng cự của họ.

3. Liên tục thay đổi
        Hãy đặt kẻ thù trong chiến tranh hay đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh vào một vị trí bất lợi thông qua những thay đổi linh động của cuộc chiến. Những chiến thuật chiến đấu cổ xưa hết sức khờ khạo khi buộc người lính lao thẳng vào mũi súng của phía đối phương. Ngày nay, cả trên chiến trường lẫn thương trường, chúng ta tấn công đối phương bằng nhiều cách, cả trên không, trên bộ lẫn trên biển cùng lúc. Nếu bạn ngồi yên một chỗ, tất nhiên bạn sẽ trở thành một mục tiêu dễ bị hạ gục. Phải luôn luôn thay đổi để tạo sự khác biệt mà đối thủ muốn bắc chước ta phải mất rất nhiều thời gian, nếu ta dừng thay đổi, thậm chí thay đổi chậm hơn đối thủ là đã chọn con đường đi tiệm cận với thất bại.
4. Nắm bắt thông tin
          Trong chiến trường, lính trinh sát giữ vai trò quan trọng trong việc nắm bắt thông tin của địch, từ đó giúp đưa ra quyết định đúng, đánh trúng mục tiêu hoặc ngăn chặn kịp thời các đòn tấn công của đối thủ. Trong thương trường hôm nay, nắm vững thông tin của đối thủ về chiến lược kinh doanh trong từng phân khúc thị trường cũng giữ vai trò then chốt trong việc định chiến lược cũng như giải pháp đối phó với các đối thủ.

5. Bất ngờ
         Hãy tấn công đối phương vào một thời điểm và tại một địa điểm mà bạn biết phía bên kia không được chuẩn bị hay chưa chuẩn bị kịp. Mục đích của chiến tranh là huỷ hoại ý chí chiến đấu của đối phương nhanh nhất có thể. Những cuộc chiến tranh tốt nhất cũng như những kế hoạch cạnh tranh kinh doanh hiệu quả nhất luôn có thời gian ngắn nhất, với ít tổn thất nhất và không gì thực hiện điều này nhanh hơn nguyên tắc của sự bất ngờ.

6. Xác định mục tiêu trọng tâm
        Trong kinh doanh cũng như trong chiến đấu, việc đặt trọng tâm vào một lượng sức mạnh và số lượng hợp lý trong một thời điểm thích hợp tại một địa điểm được xem xét là thích hợp là rất quan trọng.

7. Truyền thông gẫy gọn
      Hãy chuẩn bị những kế hoạch đơn giản và rõ ràng cùng các mệnh lệnh dễ hiểu và ngắn gọn để đảm bảo tất cả mọi người đều hiểu rõ. Trong bất cứ cuộc chiến nào, một vị tướng tài, một mệnh lệnh đúng thôi là chưa đủ mà quan trọng là mệnh lệnh đó phải xuống được tới tận các chiến binh ở chiến tuyến. Muốn được như vậy, mệnh lệnh hãy thật đơn giản, dễ hiểu và có lửa. Trên thương trường viễn thông, nhiều chiến dịch đưa ra không kèm theo khẩu hiệu, hoặc đôi khi có nhưng lại quá dài, phức tạp và nhìn chung là… không thể nhớ nổi. Một khẩu hiệu ngắn gọn xúc tích có lẽ đủ để mọi người hiểu mình phải làm gì trong chiến dịch đó.