Kinh tế thị trường luôn cạnh tranh khốc liệt.Dưới góc nhìn của
một nhà binh, 7 bài học trong chiến trường có lẽ ít nhiều giúp ích nhiều
cho doanh nghiệp trong thương trường hôm nay.
1. Xác định mục tiêu
Ngày nay nhiều nhà quân sự Mỹ đã nhìn nhận lại rằng thất bại của Mỹ trong cuộc chiến ở Việt Nam là một bài học đau đớn với người Mỹ bởi vì đó không phải là một cuộc chiến vì không có một mục tiêu cụ thể nào tồn tại và những nguyên tắc của chiến tranh đều bị bỏ qua. Những người lính Mỹ khi đó không hiểu họ chiến đấu vì mục đích gì và vì thế cuộc chiến đã thất bại như một điều tất yếu. Trái ngược hẳn, những nhà lãnh đạo quân đội Mỹ trong cuộc chiến tại Irắc gần đây có các mục tiêu rõ ràng: Để giải giáp vũ khí quân đội Irắc, lật đổ chính quyền của Saddam Hussein và đem lại nền dân chủ cho người dân Irắc và họ đã thành công.Trong thương trường cũng vậy, nếu không có những mục tiêu cụ thể, rõ ràng để hướng tới, không một doanh nghiệp nào có thể thành công. Và một trong những nhiệm vụ ban đầu của bất cứ kế hoạch kinh doanh nào đó là xác định các mục tiêu chính xác, khách quan và đặc biệt là có tính khả thi.
2. Chủ động tấn công
Một
đội quân không thể mong đợi giành phần thắng trong chiến tranh bằng
việc chỉ ở thế phòng ngự. Thành công chỉ đến với những ai chủ động tấn
công, nắm được những điểm yếu của phía đối phương để buộc họ phải đầu
hàng hay chấm dứt sự kháng cự của họ.
3. Liên tục thay đổi
Hãy
đặt kẻ thù trong chiến tranh hay đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh
vào một vị trí bất lợi thông qua những thay đổi linh động của cuộc
chiến. Những chiến thuật chiến đấu cổ xưa hết sức khờ khạo khi buộc
người lính lao thẳng vào mũi súng của phía đối phương. Ngày nay, cả trên
chiến trường lẫn thương trường, chúng ta tấn công đối phương bằng nhiều
cách, cả trên không, trên bộ lẫn trên biển cùng lúc. Nếu bạn ngồi yên
một chỗ, tất nhiên bạn sẽ trở thành một mục tiêu dễ bị hạ gục. Phải luôn luôn thay đổi để tạo sự khác biệt mà đối thủ muốn bắc chước ta phải mất rất nhiều thời gian, nếu ta dừng thay đổi, thậm chí thay đổi chậm
hơn đối thủ là đã chọn con đường đi tiệm cận với thất bại.
4. Nắm bắt thông tin
Trong
chiến trường, lính trinh sát giữ vai trò quan trọng trong việc nắm bắt
thông tin của địch, từ đó giúp đưa ra quyết định đúng, đánh trúng mục
tiêu hoặc ngăn chặn kịp thời các đòn tấn công của đối thủ. Trong
thương trường hôm nay, nắm vững thông tin của đối thủ về chiến lược
kinh doanh trong từng phân khúc thị trường cũng giữ vai trò then chốt
trong việc định chiến lược cũng như giải pháp đối phó với các đối thủ.
5. Bất ngờ
Hãy
tấn công đối phương vào một thời điểm và tại một địa điểm mà bạn biết
phía bên kia không được chuẩn bị hay chưa chuẩn bị kịp. Mục đích của
chiến tranh là huỷ hoại ý chí chiến đấu của đối phương nhanh nhất có
thể. Những cuộc chiến tranh tốt nhất cũng như những kế hoạch cạnh tranh
kinh doanh hiệu quả nhất luôn có thời gian ngắn nhất, với ít tổn thất
nhất và không gì thực hiện điều này nhanh hơn nguyên tắc của sự bất ngờ.
6. Xác định mục tiêu trọng tâm
Trong
kinh doanh cũng như trong chiến đấu, việc đặt trọng tâm vào một lượng
sức mạnh và số lượng hợp lý trong một thời điểm thích hợp tại một địa
điểm được xem xét là thích hợp là rất quan trọng.
7. Truyền thông gẫy gọn
Hãy chuẩn bị những kế hoạch đơn giản và rõ ràng cùng các mệnh lệnh dễ hiểu và ngắn gọn để đảm bảo tất cả mọi người đều hiểu rõ. Trong
bất cứ cuộc chiến nào, một vị tướng tài, một mệnh lệnh đúng thôi là
chưa đủ mà quan trọng là mệnh lệnh đó phải xuống được tới tận các chiến
binh ở chiến tuyến. Muốn được như vậy, mệnh lệnh hãy thật đơn giản, dễ
hiểu và có lửa. Trên
thương trường viễn thông, nhiều chiến dịch đưa ra không kèm theo khẩu
hiệu, hoặc đôi khi có nhưng lại quá dài, phức tạp và nhìn chung là…
không thể nhớ nổi. Một khẩu hiệu ngắn gọn xúc tích có lẽ đủ để mọi người hiểu mình phải làm gì trong chiến
dịch đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét